Tranh sơn mài đồng quê – Nét riêng thân thuộc mà gần gũi

Tranh sơn mài đồng quê - Nét riêng thân thuộc mà gần gũi

Từ năm 1986 tới nay, đất nước ta trải qua quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Rất nhiều người đã di cư từ nông thôn lên thành thị, tạm biệt làng quê đồng ruộng để hòa mình vào nhịp sống bận rộn của thành phố. Họ bị cuốn vào cuộc sống mới, dần dần ít thời gian về lại nơi chôn rau cắt rốn để thăm gia đình, thăm họ hàng lối xóm. Để rồi nhiều năm trôi qua, khung cảnh làng quê thân thương chỉ có thể tìm lại thông qua tranh ảnh. 

Tranh sơn mài đồng quê lưu giữ ký ức của những người con xa nhà, phần nào khỏa lấp nỗi nhớ khắc khoải của họ – nơi tuổi thơ yên bình, tươi đẹp với hình ảnh cây đa, bến nước, con thuyền luôn hiện hữu trong tâm trí. Kỷ niệm xa xôi, giờ hiện ra thật gần gũi thông qua nghệ thuật sơn mài Đông Phương.  

Bài viết liên quan:

I. CẢNH ĐỒNG QUÊ THÂN THƯƠNG TRONG TRANH SƠN MÀI 

Nếu sơn dầu, tranh kính, tranh in canvas… là bộ môn du nhập từ nước ngoài, thì sơn mài là bộ môn nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam. Dưới bàn tay của nghệ nhân sơn mài, những bức tranh làng quê trở nên thân thương hơn, hoài niệm hơn.

Để cảm thụ hết tác phẩm sơn mài, không gì trọn vẹn bằng xem trực tiếp nghệ nhân làm việc. Những nguyên liệu được dùng trong tranh sơn mài rất đa dạng, trong đó có cả nguyên liệu giản dị như vỏ trai, vỏ trứng vịt – là những nguyên liệu mà ta có thể tìm thấy rất dễ dàng tại miền quê Việt Nam. 

Tranh sơn mài đồng quê - Nét riêng thân thuộc mà gần gũi 1
Nguyên liệu làm tranh sơn mài đều dễ tìm tại làng quê Việt Nam.

Nhìn cách nghệ nhân sơn mài làm việc, ta dễ dàng liên tưởng về các hoạt động của người dân tại quê nhà:

  • Đây là lúc nghệ nhân phải tỉ mẩn tách từng miếng trứng, gắn từng chút một trên nền vóc đen, tỉ mẩn giống người mẹ thức đêm khâu từng khuy áo, cấy từng cây mạ dưới ánh nắng chói chang. 
  • Đây là lúc nghệ nhân phải mài rồi phơi tranh lặp đi lặp lại, gợi về hình ảnh người dân quê ta phơi thóc, phơi rơm tới khi khô. Mỗi mùa gặt, rơm vàng kín dọc lối đi; cảnh tượng rơm vàng như nắng đem lại một niềm vui giản dị cho người nông dân, báo hiệu một mùa no ấm, xua bớt bao khó khăn nhọc nhằn. Người nghệ nhân sơn mài, với đôi bàn tay bị sơn ăn, vẫn gắn bó với nghề vì những niềm vui đơn giản mà nghề truyền thống mang lại. Một trong những niềm vui đó là giúp chúng ta nhớ lại cảm xúc trước những hình ảnh làng quê quen thuộc.
Tranh sơn mài đồng quê - Nét riêng thân thuộc mà gần gũi
Hình ảnh làng quê hiện lên thân thuộc, giản dị thông qua tranh sơn mài Đông Phương

Trong tranh sơn mài đồng quê, nghệ nhân Đông Phương Art thường thêm các chi tiết biểu tượng như cây đa, giếng nước, khóm tre, cái cày; hay hình ảnh chú mục đồng thổi sáo, người nông dân đang gánh lúa, con trâu vui vẻ bước đi trên nền cỏ xanh, xa xa là dãy núi hoặc dòng sông uốn lượn như dải lụa đào… Mỗi chi tiết lại gợi về một kỷ niệm của người con xa quê, thật gần gũi thân thuộc. 

Tông màu sử dụng trong tranh sơn mài đồng quê thường là màu sắc mang ý nghĩa tích cực. Cụ thể là:

  • Màu xanh lá: Nói về sự sinh sôi nảy nở, và tính thiên nhiên trong tranh. Đây cũng là màu sắc gợi sự an toàn, thư thái, cảm giác sinh ra khi ngả lưng xuống thảm cỏ xanh và nhìn ngắm bầu trời trong yên bình. 
  • Màu đen: Màu đen trên nền trắng gợi sự hoài niệm, ký ức xa xưa. Những bức tranh làm theo màu này thường nhẹ nhàng, nét mảnh tối giản, phù hợp với khách hàng lớn tuổi. 
ranh sơn mài đồng quê - Nét riêng thân thuộc mà gần gũi 4
Một bức tranh được vẽ theo tông màu hoài niệm của Đông Phương Art
Tranh sơn mài đồng quê - Nét riêng thân thuộc mà gần gũi 5
Một bức tranh với màu cam khác lạ, nhưng vẫn rất thân thuộc của Đông Phương Art

Trên đây Đông Phương Art vừa đưa bạn dạo qua các bức tranh sơn mài đồng quê gần gũi thân thuộc của nghệ nhân sơn mài Đông Phương. Sau đây, mời bạn cùng xem tranh sơn mài đồng quê biểu tượng của một họa sĩ nổi tiếng – họa sĩ sơn mài Phạm Trinh. 

II. TRANH SƠN MÀI ĐỒNG QUÊ CỦA HỌA SĨ PHẠM TRINH

Tranh của họa sĩ Phạm Trinh không đi theo phong cách phổ biến về chủ đề đồng quê. Điều này thể hiện ở màu sắc chủ đạo, và chủ thể trong tranh.

Tranh sơn mài đồng quê - Nét riêng thân thuộc mà gần gũi 6
Họa sĩ Phạm Trinh có phong cách rất đặc trưng và ấn tượng

Màu sắc chủ đạo của tranh Phạm Trinh là hai màu nóng đỏ và vàng; không phải màu xanh như tranh đồng quê thông thường. Đây là màu sắc phản ánh thế giới nội tâm của họa sĩ Phạm Trinh, thể hiện cách ông nhìn nhận chủ đề làng quê Việt Nam. Cụ thể là:

  • Màu đỏ: Thể hiện tình yêu, đam mê, là màu sắc gây ấn tượng nhất trong bảng màu. Đối với Phạm Trinh, chủ đề làng quê mang đến dòng cảm hứng bất tận. Từ nhỏ, ông đã gắn bó với sự chân chất giản dị của con người thôn quê. Thời điểm ông bắt đầu cầm cọ là khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới; giá trị xưa cũ dần bị phong trào hiện đại hóa che mờ. Đứng trước những thay đổi, Phạm Trinh vẫn giữ đam mê với làng quê trong tim. Sau từng đó năm, tình yêu với “cây đa, bến nước, con đò” vẫn cháy bỏng trong ông, sinh ra vô số tác phẩm hội họa xuất sắc chạm đến hàng ngàn con người. 
  • Màu vàng: Nói lên sự vui tươi, lạc quan đầy ấm áp. Họa sĩ Phạm Trinh vẫn hóm hỉnh mô tả mình là “chàng nhà quê cầm cọ”. Trong mắt ông, chủ đề làng quê luôn gợi về những ký ức vui vẻ và hạnh phúc nhất. 

Chủ thể trong tranh Phạm Trinh thường là con trâu và người nông dân. Họ ít khi được vẽ chìm trong khung cảnh thiên nhiên như tranh đồng quê thông thường, mà được phóng to, choán toàn bộ bức tranh. Họa sĩ sử dụng nhiều hình khối để xây dựng hình ảnh, thể hiện cái nhìn đa chiều đặc trưng của ông. Bên cạnh hình ảnh con trâu và người nông dân, những chi tiết khác về đồng quê như con mèo, con cá, con chó, quang gánh,… được họa sĩ thể hiện dưới dạng biểu tượng, lồng ghép vào hình ảnh chủ thể. 

Tranh sơn mài đồng quê - Nét riêng thân thuộc mà gần gũi
Hình ảnh con trâu mang trên lưng nhiều biểu tượng

Đọc thêm:

Dù mang nhiều nét riêng, song tranh sơn mài đồng quê của Phạm Trinh vẫn bám theo chủ đề thân thuộc gần gũi. Phong cách đặc biệt của ông tạo nên những tác phẩm vô cùng hút mắt, tinh tế và hiện đại. Tác phẩm của ông được đón nhận rất nồng nhiệt. Nhiều showroom và gallery ngỏ ý trưng bày tranh của ông, nhưng họa sĩ Phạm Trinh đã chọn Đông Phương Art là nơi gửi gắm tác phẩm của mình. Khi được hỏi về quyết định của mình, ông nói:

“Qua bao nhiêu năm sống và hoạt động với nghề nghiệp, tôi từng gặp và gửi gắm tác phẩm cho không ít đối tác, khách hàng. May mắn là tôi đã gặp được (đại diện của) công ty Đông Phương Art. Qua một quãng thời gian hợp tác có tính “ thăm dò” thì tôi quyết định gửi gắm những tác phẩm nghệ thuật của mình cho công ty Đông Phương. Vì ở đó đảm bảo sự uy tín và giải quyết được “đầu ra ổn định” là đưa tác phẩm của tôi đến với rộng rãi công chúng, đồng thời đem lại cho tôi nguồn thu nhập ổn định và yên tâm tiếp tục sáng tác nghệ thuật.

Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến (đại diện của) Công ty Đông Phương Art đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi sáng tạo Nghệ thuật trong thời gian qua và hy vọng sẽ cùng nhau tiếp tục đồng hành và vượt qua những khó khăn trong con đường phía trước. ”

III. SỞ HỮU BỨC TRANH SƠN MÀI ĐỒNG QUÊ CỦA RIÊNG MÌNH

Với kinh nghiệm 12 năm trong ngành sơn mài, và được các họa sĩ tên tuổi tin tưởng, Đông Phương Art là địa chỉ đáng tin cậy giúp bạn lưu giữ kỷ niệm, ký ức tồn tại hàng chục năm trong tranh sơn mài.  

Để đặt một bức tranh riêng cho mình, bạn hãy điền các thông tin theo form dưới đây, hoặc liên hệ với Đông Phương Art theo số hotline 097 915 33 66 và Facebook Đông Phương Art. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách! 

    Đặt tranh theo yêu cầu





    Share

    Leave a Reply

    Your email address will not be published.