Niềm đam mê sơn mài của họa sĩ Phạm Trinh

I. Cái duyên sơn mài của họa sĩ Phạm Trinh 

1. Khởi đầu từ đam mê nghệ thuật

Xứ Huế là thành phố di sản văn hóa thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam. Thành phố Huế là kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời với những giá trị và bản sắc độc đáo. Nơi đây có trường Đại học Nghệ thuật Huế là “cái nôi” của rất nhiều họa sĩ lớn của Việt Nam, và đây cũng là nơi họa sĩ Phạm Trinh đã theo học trên hành trình đến với tranh sơn mài của mình. 

Khi theo học tại trường Đại học Nghệ thuật Huế đến hết năm thứ 3 thì phân khoa, sinh viên sẽ được lựa chọn khoa mà mình yêu thích và được quyết định bởi giảng viên tùy theo mặt mạnh và khả năng của từng sinh viên. Và, họa sĩ Phạm Trinh được học khoa sơn mài theo đúng nguyện vọng của ông. Không có điều gì tuyệt vời hơn là được làm công việc mà mình yêu thích thích đồng thời cũng là mặt mạnh và là khả năng trời phú  tuyệt vời của mình. Sống vì đam mê khi đã lựa chọn con đường rõ ràng, việc của mình là cống hiến, cống hiến những điều tuyệt vời nhất. 

Bức tranh sơn mài sáng tác bởi họa sĩ Phạm Trinh, hiện có sẵn tại showroom của Đông Phương Art

Trong 2 năm chuyên khoa sơn mài cuối khóa, sinh viên được sự hướng dẫn của người Thầy – Hoạ sĩ có nhiều kinh nghiệm với chất liệu sơn mài. Sinh viên được học những kỹ thuật, phương pháp căn bản để làm tranh sơn mài. Từ những gì căn bản khi còn học ở trường, khi ra trường có điều kiện và thời gian họa sĩ tự tìm tòi qua nhiều tư liệu và tìm học hỏi thêm những người có nhiều kinh nghiệm với chất liệu sơn mài. Từ đó, họa sĩ Phạm Trinh mày mò và chắc lọc lại những kỹ thuật, chất liệu hỗ trợ cho phù hợp với thể loại tranh, chủ đề tranh mà ông sáng tác. 

2. Thành quả xứng đáng sau 20 năm gắn bó với nghề 

Trong quá trình làm tranh với chất liệu sơn mài, ban đầu vấp phải không ít khó khăn bởi những kỹ thuật, kỹ năng chưa thuần thục, làm tranh trong điều kiện khí hậu thời tiết không phù hợp làm cho tranh hỏng hóc nhiều; dần dần họa sĩ Phạm Trinh đã thuần thục hơn, các tác phẩm càng lúc càng xuất sắc hơn. 

Sơn mài là một chất liệu truyền thống của Việt Nam có từ lâu đời. Với họa sĩ Phạm Trinh, sơn mài là chất liệu khá phù hợp cho sở trường của ông khi sáng tác tranh, phù hợp với dòng tranh và truyền tải được cảm xúc và khả năng sáng tạo của họa sĩ. Họa sĩ Phạm Trinh chia sẻ: “Chất liệu sơn mài sẽ mãi theo tôi đến khi nào không còn sáng tác tranh được nữa”.  Đã hơn 20 năm gắn bó với chất liệu sơn mài, không ít những khó khăn vất vả nhưng Sơn mài đã đem lại cho họa sĩ Phạm Trinh thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật. 

Tranh sáng tác Phạm Trinh 60×60 cm. Bức tranh đang có sẵn tại Đông Phương Art

Sơn mài đã cùng họa sĩ Phạm Trinh tạo ra nhiều tác phẩm cho công chúng, cho các nhà sưu tập trong và ngoài nước sưu tập, đem đến cho ông những giải thưởng như một sự động viên khích lệ,…  Ông đã có rất nhiều triển lãm lớn nhỏ tại Festival Huế từ 1993 tới nay. Là thành Viên của hội Mỹ thuật Việt Nam, hội văn học nghệ thuật Huế. Cũng như nhiều triển lãm quốc tế như Triển lãm chuyên về Mỹ Thuật Việt Nam tại New York, Triển lãm Mỹ Thuật quân đội Việt Nam tại Đà Nẵng và Việt Nam tại Hannover – Đức,… 

Họa sĩ Phạm Trinh chia sẻ: “Nhưng quan trọng hơn cả là Sơn mài đã cho tôi “ hơi thở” và “sống được” với nghề với nghiệp”. 

Họa sĩ Phạm Trinh đã có thời chuyển sang vẽ tranh acrylic, tranh sơn dầu,… nhưng rồi lại quay về sơn mài, cái duyên sơn mài của Họa sĩ Phạm Trinh vẫn còn đó, và ngày càng độc đáo, huyền bí hơn.Ông từng ví: “Hội họa là ngôi nhà cổ huyền bí”. 

II. Hội họa là “ngôi nhà cổ huyền bí”

Hội họa chính là nơi Họa sĩ Phạm Trinh giãi bày tâm trạng vui buồn, giúp họa sĩ thăng hoa ra và hội họa cũng chính là là “ngôi nhà nhà cổ huyền bí” để Họa sĩ Phạm Trinh  tìm hiểu và khám phá tạo ra những tác phẩm đặc sắc và ý nghĩa. Tranh Họa sĩ Phạm Trinh chủ đạo là gam màu nóng, để thể hiện những ý tưởng, những “ngôi nhà cổ huyền bí” trong họa sĩ. 

Bức “Tuổi xuân thì” của họa sĩ Phạm Trinh. Bức tranh đang có sẵn tại Đông Phương Art

Họa sĩ Phạm Trinh có gu thẩm mỹ hiện đại và cái nhìn độc đáo, được hình thành từ thế giới quan, xuyên suốt là sự thống nhất ổn định trong việc sử dụng hệ thống hình tượng theo trường phái biểu tượng. Các chi tiết nhỏ nhất trong mỗi tác phẩm của ông đều mang ý nghĩa tượng hình gợi mở. Ẩn trong họa tiết tranh còn là những quan niệm dân gian từ xa xưa. 

Họa sĩ Phạm Trinh lớn lên ở một vùng vùng quê nghèo. Tuổi thơ gắn bó đó với lũy tre, cánh đồng và những những người nông dân mộc mạc chân tình. Chính vì vậy, chủ đề của tranh Phạm Trinh thường là về đồng quê vì thế mà dẫu có buôn ba bao nhiêu năm ở chốn thị thành, họa sĩ Phạm Trinh vẫn mãi là chàng quê cầm cọ. Nếu như với tranh đồng quê, ông thổi cái hồn hiền lành và đầy lãng mạn vào tác phẩm thì với tranh trừu tượng, họa sĩ lại đắm chìm vào những suy tư về cuộc sống ảnh và đời người hữu hạn về một họa sĩ Phạm Trinh nhà quê chưa lấm bụi trần. 

Trở lại với những cánh đồng đồng cỏ mênh mông Họa sĩ Phạm Trinh trở lại với ngày tháng chăn trâu bình dị đón bình minh trên cánh đồng, nét vẽ của họa sĩ cứ tự do, bay bổng giữa bầu trời trời trong xanh. những sắc màu cứ thế mà trải rộng ra ra mút ngàn… Mỗi bức tranh là khát vọng của chính tác giác, những khát vọng mà họa sĩ từng ấp ủ và hôm nay ai nó chảy tràn ra ra trong mỗi bức tranh mong rằng sẽ tìm được tiếng nói  đồng điệu với cuộc sống. 

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.