Làng nghề Tương Bình Hiệp – Nơi lưu giữ giá trị nghệ thuật truyền thống

Nhắc đến nghề sơn mài, người dân Nam Bộ đã khá thân thuộc với cái tên “làng nghề Tương Bình Hiệp”. Là sự chắt lọc của chất nghệ, tinh hoa văn hóa nghề sơn cổ truyền thống, kết hợp hài hòa với xu hướng mỹ thuật hiện đại, tranh sơn mài Tương Bình Hiệp được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ, không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

I. Đôi nét về nguồn gốc làng nghề Tương Bình Hiệp

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Nghề sơn ở đây được hình thành từ khoảng thế kỷ XVIII, do lưu dân người Việt từ vùng đất miền Trung, miền Bắc mang vào theo quá trình khai hoang, lập ấp.

Theo tìm hiểu của Đông Phương Art, khi mới xuất hiện, Tương Bình Hiệp chỉ có một vài hộ chuyên sơn son thếp vàng và pha chế sơn then và được duy trì dưới hình thức cha truyền con nối. Dần dần, nghề sơn mài nơi đây phát triển và trở nên nổi tiếng khắp vùng Nam kỳ lục tỉnh. Đến những thập niên 80,90 của thế kỷ XX, có đến 90% hộ gia đình tại địa phương gắn bó với nghề sơn mài.

Tân Bình Hiệp đem đến sự độc đáo và nét riêng cho văn hóa làng nghề Việt Nam

Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, làng nghề Tương Bình Hiệp vừa kế thừa tinh hoa của nghề sơn cổ truyền, vừa tiếp cận và phát triển các xu hướng mỹ thuật hiện đại, đem đến cho sản phẩm những nét riêng độc đáo và không pha trộn.

Từ cái nôi làng nghề Tương Bình Hiệp, hiện nghề sơn mài dần lan tỏa ra nhiều địa bàn thị xã Thủ Dầu Một, xã An Thạch, An Sơn…của huyện Thuận An. 

Nhiều người đã tìm về làng nghề này để đặt xưởng, hợp tác cùng những nghệ nhân sơn mài tài hoa. Từ đây, những tác phẩm sơn mài để đời dần được hình thành và gửi đến khắp mọi miền tổ quốc. Đông Phương Art là một trong những thương hiệu đầu tiên có xưởng tại Tương Bình Hiệp, trực tiếp kế thừa các giá trị sơn mài cao cấp của cái nôi tinh hoa mỹ nghệ trăm năm tuổi này.

Bạn có thể tìm hiểu về các dòng tranh sơn mài và mỹ nghệ sơn mài của Đông Phương thông qua Facebook Page Đông Phương Art. Thông qua Facebook, bạn sẽ hiểu hơn về những câu chuyện của Đông Phương cũng như ý nghĩa của sơn mài cao cấp.

II. Đặc điểm độc đáo của tranh sơn mài Tương Bình Hiệp

1. Nguyên liệu chế tác được “đa dạng hóa”

Các sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp được chế tác theo nhiều thể loại, từ sơn lộng, sơn mài cẩn ốc, sơn khắc, cẩn trứng hay thếp bạc, vẽ phẳng, vẽ nổi…. Đây cũng là nét đặc trưng của làng nghề Tương Bình Hiệp,đem đến hiệu ứng thẩm mỹ mới, đa dạng và độc đáo.

Nguyên liệu chế tác được chia thành 3 nhóm: nguyên liệu sơn, nguyên liệu làm cốt và nguyên liệu trang trí.

Nguyên liệu sơn ban đầu sử dụng sơn ta làm chất liệu chính. Từ nguyên liệu sơn chưa qua chế biến, người thợ trộn thêm một số nguyên liệu khác để tạo ra các loại màu sắc và công năng sử dụng đa dạng. Đến khoảng 10 năm trở lại đây, sơn sống được thay thế dần bằng sơn công nghiệp, tạo ra những sản phẩm có giá thành cao, kỹ thuật chế biến phức tạp.

Các sản phẩm sơn mài được chế tác trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau, phổ biến là gỗ

Phần nguyên liệu chế tạo cốt cũng được sử dụng khá phong phú tùy vào loại sản phẩm gia dụng. Thông thường, với những sản phẩm như bàn ghế, tủ, giường… người thợ có thể dùng các loại gỗ quý như táu, lim, gụ…Với các sản phẩm dùng cho mục đích trang trí như tranh sơn mài, tranh thờ, hoành phi, khay hộp…thì sử dụng những loại gỗ nhẹ hơn như tràm, cao su hay mít…

Về nguyên liệu trang trí, bên cạnh các loại nguyên liệu phổ biến như vỏ trứng, xà cừ, bạc quỳ hay màu vẽ… các nghệ nhân làng nghề còn tìm tòi, sáng chế ra nhiều loại nguyên liệu mới như cật tre, vỏ dừa, đốc, vỏ sò hay đá quý…đem đến tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

2. Dụng cụ làm nghề vô cùng phong phú

Để tạo ra một tác phẩm sơn mài, bên cạnh nguyên liệu thì những dụng cụ chế tác là một phần không thể thiếu. Dụng cụ làm nghề sơn mài ở làng nghề Tương Bình Hiệp rất đa dạng và phong phú. Mỗi công đoạn sẽ dùng đến những loại dụng cụ khác nhau, có thể kể đến như:

  • Dụng cụ chế biến sơn như chậu, bát, vải, chảo gang, lon sành, thúng đánh sơn….
  • Các dụng cụ để làm vóc như vải, thé, chổi quét, giấy nhám hay mo sừng…
  • Một số dụng cụ trang trí thông dụng như bút vẽ, cưa, búa nhỏ, thép sơn, chổi….
  • Đặc biệt, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại máy hiện đại cũng được ứng dụng vào quy trình sản xuất.

3. Quy trình sản xuất công phu và tinh tế

Là nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và khắt khe, dòng sản phẩm sơn mài nói chung và sơn mài Tương Bình Hiệp nói riêng trải qua quy trình sản xuất rất công phu. Để hoàn thiện một tác phẩm sơn mài cần thực hiện đến 25 công đoạn khác nhau và phải đảm bảo nhiều yếu tố từ kỹ thuật, mỹ thuật đến giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ.

III. Sơn mài Tương Bình Hiệp – sự kết hợp của nét đẹp văn hóa truyền thống và tính nghệ thuật

1. Mang đậm đặc trưng của nghệ thuật truyền thống

Cùng với thời gian, nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được truyền qua nhiều thế hệ nghệ nhân khác nhau, xong vẫn giữ được phong vị của nghệ thuật sơn truyền thống.

Các sản phẩm sơn mài được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, đậm đà hơi thở Á Đông, đem đến một nét riêng độc đáo.

Sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp được đánh giá cao

Một số nghệ nhân sơn mài tên tuổi làm nên sự thành công của nghề sơn màu có thể kể đến như tranh sơn mài Thành Lễ, Nguyễn Hữu Sang, sơn mà Đình Hòa hay Châu Gia Trí…Bằng lòng yêu nghề và tinh thần gìn giữ, bảo tồn nghề sơn mài, những nghệ nhân này đã góp phần đem nghệ thuật sơn mài tiến xa trên hành trình vươn ra thế giới.

2. Thiết kế đa dạng theo lối tả thực hoặc cách điệu

Chắt lọc những tinh túy của nghệ thuật truyền thống Bình Dương, nghệ thuật sơn mài Tương Bình Hiệp được trang trí chủ yếu theo lối tả thực hay cách điệu. Các yếu tố dùng nghệ thuật để thể hiện và tạo điểm nhấn. Màu sắc chủ đạo là những gam màu nóng, mang tính trầm như đen, nâu, đỏ hay vàng…đem đến nét đặc trưng riêng biệt.

3. Đề tài sử dụng phong phú, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ

Cũng như nhiều dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác như gốm sứ, đề tài sử dụng trong nghệ thuật sơn màu cũng rất phong phú. Bên cạnh những đề tài truyền thống quen thuộc như cảnh đồng quê, non nước hữu tình, hoa lá chim muông, ngư tiều canh mục hay tùng cúc trúc mai, tùng hạc diên niên, long ly quy phượng…thì hình tượng cũng như đề tài trên sản phẩm của làng nghề Tương Bình Hiệp còn tiếp cận những xu hướng, trường phái và trào lưu nghệ thuật hiện đại.

Cùng với giá trị nghệ thuật thì các sản phẩm còn thể hiện ý nghĩa nhân văn, mang giá trị phong thủy sâu sắc như rùa – tượng trưng cho sự bền vững, cá chép – thể hiện sự phồn thịnh, hạc – biểu thị cho sự trường thọ, hoa mai – biểu tượng của sự thanh cao…Ngoài ra, các đề tài tranh còn thể hiện sự giao hòa như lưỡng long tranh đấu, lưỡng long chầu nguyệt hay long phụng hòa duyên…không chỉ đem đến giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Kết luận

Với bề dày lịch sử, làng nghề Tương Bình Hiệp trải qua bao thăng trầm vẫn giữ gìn được những tinh túy của nghệ thuật sơn cổ, giá trị thẩm mỹ và tinh hoa văn hóa Việt. Đồng thời, Tương Bình Hiệp cũng phát huy những giá trị văn hóa địa phương để tạo cho mình nét đặc sắc riêng, vừa thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương, vừa phản ánh sự đa dạng văn hóa của người Việt, được kế tục qua nhiều thế hệ.

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.