Nghệ nhân sơn mài: Gắn bó với nghề vì tình yêu nghệ thuật

Làm nghệ thuật cần thiên phú. Với người nghệ nhân sơn mài, muốn làm nghề ngoài thiên phú cần nhiều hơn sự kiên trì, sự nỗ lực. Phát triển từ nghề sơn ta truyền thống, nghệ thuật sơn mài đã có sự thay đổi đột phá để phù hợp với thời đại, tạo nên dấu ấn riêng biệt trong lòng khán giả với nét đẹp sâu sắc và đằm thắm.

I. Lịch sử phát triển của nghệ thuật sơn mài

Sơn mài là một chất liệu nghệ thuật hội họa truyền thống của người Việt. Nó xuất hiện từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ IV Trước Công Nguyên trên nền tảng là nghề sơn thủ công. Song hành lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha, nhưng phải đến năm 1927 kỹ thuật này mới thực sự phổ biến rộng rãi ở Việt Nam qua các bài giảng nghệ thuật sơn mài chuyên nghiệp từ giảng viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Joseph Inguimberty.

Sơn mài là chất liệu hội họa truyền thống của Việt Nam. Trong ảnh là mẫu bình phong sơn mài của Đông Phương Art
Sơn mài là chất liệu hội họa truyền thống của Việt Nam. Trong ảnh là mẫu bình phong sơn mài của Đông Phương Art

Đến đầu thập niên 1930, các bức tranh sơn mài thực sự mới ra đời. Đó là thành quả của quá trình tìm tòi, phát hiện của các họa sĩ Việt Nam đầu tiên theo học tại trường Mỹ thuật Đông Dương. Ngoài các chất liệu thể hiện mới như vỏ trứng, cật tre, ốc, các họa sĩ tìm ra kỹ thuật mài, tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo. Thuật ngữ “sơn mài” hay “tranh sơn mài” cũng xuất hiện và được mọi người biết đến rộng rãi từ đây.

Tiếp nhận kiến thức sơn mài từ các khóa đào tạo mỹ thuật châu Âu, nhưng những nghệ nhân sơn mài Việt đã thành công trong việc “thổi hồn” dân tộc vào các tác phẩm. Đưa sơn mài trở về với nơi chúng được sinh ra. Những người yêu thích nghệ thuật truyền thống luôn tự hào với các tác phẩm sơn mài để đời như:

  • Dọc mùng, Bình phong của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
  • Ngựa gióng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
  • Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng
  • Nam Bắc một nhà của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ
Dọc mùng - Kiệt tác sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. 
Dọc mùng – Kiệt tác sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

Những tác phẩm sơn mài tiêu biểu của các tác giả kể trên cùng rất nhiều tác phẩm khác là những nét phác họa, tạo nên hình dáng hoàn chỉnh của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Chất liệu hội họa này lại càng trở nên độc đáo và đặc biệt hơn khi sở hữu những điểm “ngược đời”:

  • Muốn nhìn thấy tranh, người nghệ nhân phải thực hiện mài mòn để thấy hình. Với các loại hình khác, việc mài mòn khiến hình mờ dần và biến mất.
  • Muốn lớp sơn vừa vẽ khô, người nghệ nhân phải ủ tranh trong tủ kín gió và có độ ẩm cao. Thông thường, các sản phẩm nghệ thuật khác vẽ xong muốn khô phải hong gió, để ở nơi khô ráo, thoáng đãng.

Sơn mài là một kỹ thuật khó của hội họa. Quy trình làm sơn mài trên 20 bước. Mỗi bước đều đòi hỏi sự tỉ mẩn, kỹ thuật cao từ người nghệ nhân. Đến cả người nghệ nhân sơn mài dày dặn kinh nghiệm còn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi thực hiện kỹ thuật sơn mài.

II. Tranh sơn mài – không phải ai cũng dám dấn thân

Từ thế hệ những họa sĩ sơn mài đầu tiên, nhiều lớp họa sĩ, nghệ nhân nối tiếp nhau kế thừa và phát triển nghề. Họ đam mê, yêu thích và mong muốn được thả hồn, sống với đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống. Vị thế và giá trị của tranh sơn mài trong xã hội không ngừng được nâng tầm. Tuy vậy, chúng ta đều phải nhìn nhận một thực tế là không phải ai cũng dám dấn thân, phát triển nghệ thuật sơn mài.

Nghề làm tranh sơn mài tiềm ẩn vô vàn những rủi ro, một công việc nhọc nhằn. Nhiều nghệ nhân sơn mài chia sẻ, họ thường gặp phải tai nạn trong quá trình thực hiện tác phẩm. Chất liệu sơn ta được lấy từ cây Sơn không phải ai cũng có thể tiếp xúc. Nhiều người dị ứng quá nặng dẫn đến sưng phù, lở loét khắp da, ngứa ngáy khó chịu phải điều trị vài tháng trời mới có thể hồi phục bình thường.

Làm tranh sơn mài là nghề nhọc nhằn, đầy vất vả
Làm tranh sơn mài là nghề nhọc nhằn, đầy vất vả

Sáng tác sơn mài vào mùa hanh khô thì các triệu chứng dị ứng càng dễ xảy ra hơn. Hanh khô cũng khiến sơn ta dễ bị cháy mặt, bên trên dù đen se mặt nhưng bên dưới vẫn bùng nhùng. Bởi vậy, những họa sĩ sinh sống ở nơi có khí hậu hanh khô sẽ bị cản trở đáng kể do tác động điều kiện thời tiết.

Dù có thể thay thế bằng sơn công nghiệp nhưng người nghệ nhân sơn mài truyền thống vẫn thích dùng sơn ta hơn do nó có tính thẩm mỹ, ánh sắc sâu và đạt chuẩn hơn. Bởi vậy mới nói, để dấn thân vào nghề sơn mài, họa sĩ phải cần nhiều hơn sự kiên trì và nỗ lực. Không ít người phải bỏ cuộc sau nhiều lần bị đánh lùi bởi điều kiện sức khỏe, tự nhiên.

Ngay với thế hệ trẻ, đam mê là một điều nhưng dám theo đuổi nghề làm tranh sơn mài cũng là một thách thức. Điều ngăn cản họ ngoài các yếu tố tự nhiên còn là:

  • Sự thiếu hụt kiến thức về chất liệu
  • Nguồn cung cấp họa phẩm không đảm bảo chất lượng
  • Phương pháp thể hiện sơn mài chưa có tính hệ thống và khoa học.

Bên cạnh khó khăn kể trên, người nghệ nhân sơn mài cũng có những điểm thuận lợi nhất định. Nguồn vật liệu thể hiện sơn mài vô cùng phong phú. Họa sĩ có thể thoải mái lựa chọn, sáng tạo để đạt được những hiệu ứng mong muốn.

Và trên hết, họ có một tình yêu cháy bỏng với sơn mài. Tình yêu này giúp người nghệ nhân vượt qua mọi thách thức. Ngứa ngáy, lở loét họ tắm lá khế để giảm bớt. Thời tiết hanh khô thì họ dùng máy phun sương, tạo độ ẩm liên tục. Biết sơn ta khó dùng nhưng vì vẻ đẹp, tính thẩm mỹ họ vẫn cứ kiên trì, nỗ lực để hoàn thiện nét vẽ cuối cùng.

Làm sơn mài, vẽ tranh sơn mài không đơn giản. Ấy vậy, vẫn có những người nghệ nhân sơn mài cần mẫn mỗi ngày để tạo nên những tác phẩm đi vào lòng công chúng, đưa tranh sơn mài trở thành “quốc họa” của Việt Nam. Bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn về tranh sơn mài, sản phẩm sơn mài ấn tượng tại Đông Phương Art TẠI ĐÂY!

Đông Phương Art – Kết nối tinh hoa Sơn mài Việt

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.