Hình ảnh tà áo dài trong tranh sơn mài

Hình ảnh tà áo dài trong tranh sơn mài

Từ lâu, áo dài và tranh sơn mài đã gắn bó với nhau như một mối lương duyên văn hóa – nghệ thuật, đưa hình ảnh Việt Nam tới bạn bè trên khắp năm châu. 

I. Tà áo dài – Chất liệu nghệ thuật lâu đời của người Việt 

Áo dài đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, trở thành trang phục truyền thống và biểu tượng văn hóa của người Việt. 

Lịch sử ghi nhận, áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh – trang phục xuất hiện từ khoảng năm 1744, có cổ chéo và tà xẻ hai bên hông. Từ đó về sau, chiếc áo liên tục được cải tiến, mỗi lần lại mang một cái tên khác và một diện mạo khác. Một số phiên bản áo dài có thể kể đến như áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài Lê Phổ,… 

Tới năm 1970, áo dài chính thức có diện mạo như hiện nay, và được công chúng coi là trang phục truyền thống của Việt Nam. Chiếc áo có cấu tạo ba phần là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo được lót vải cứng cho đứng dáng, tay áo may trên rộng dưới hẹp dần. Thân áo cầu kỳ nhất, gồm tà trước và tà sau, xẻ đến eo, chiết ly ngực và lưng để tôn dáng người phụ nữ Việt. 

Với cấu tạo đặc biệt, áo dài làm tôn nên đường cong chữ S của người phụ nữ; mà tình cờ thay, bản đồ đất nước Việt Nam cũng cong cong hình chữ S; có thể nói, mỗi khi mang áo dài, người phụ nữ sẽ trở thành một Việt Nam thu nhỏ, sống động và rất đỗi yêu kiều. Vẻ đẹp mà áo dài mang lại vừa thanh thoát, vừa nghệ thuật, như bông hoa duyên dáng mà kín đáo. Từ lâu, hình ảnh người con gái trong tà áo dài trắng trở thành “nàng thơ” trong lòng những nghệ sĩ, là chất liệu nghệ thuật được đông đảo nghệ sĩ yêu thích. 

Đọc thêm: Bí ẩn đằng sau gu chọn tranh treo tường hình cô gái của người hiện đại

Ngày nay, hình ảnh tà áo dài không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật thuần túy, mà đã trở thành biểu tượng văn hóa. Những tác phẩm nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam như tranh sơn mài, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng…, luôn khai thác hình ảnh tà áo dài để giới thiệu đến bạn bè khắp năm châu. Đặc biệt, tranh sơn mài và tà áo dài luôn gắn bó với nhau như một mối lương duyên.

II. Tranh sơn mài và mối lương duyên với áo dài Việt Nam

Cũng như áo dài, tranh sơn mài cũng trải qua lịch sử phát triển lâu đời, để rồi chính thức được coi là bộ môn nghệ thuật đặc trưng của người Việt. 

Tranh sơn mài có mặt tại Việt Nam từ lâu, nhưng tới năm 1960 mới chính thức được học tập và nghiên cứu tại Huế, và rồi phổ biến tới tận ngày nay. Thật tình cờ, Huế cũng được gọi là Kinh đô áo dài của đất nước bởi đây là nơi tập trung các loại hình trang phục áo dài đẹp nhất và phong phú nhất. 

Hình ảnh tà áo dài đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm sơn mài, có những bức đã trở thành huyền thoại như bức tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí. Bức tranh có 9 tấm, bao gồm hơn 20 thiếu nữ, đại diện cho hơn 20 biểu tượng của mùa Xuân.

Hình ảnh tà áo dài trong tranh sơn mài, ảnh 1
Bảo vật quốc gia – Bức tranh sơn mài “Vườn Xuân Trung Nam Bắc”. Nguồn ảnh: Báo Thể Thao Văn Hóa

Trung tâm bức tranh là những thiếu nữ mặc áo dài. Cô múa quạt chính giữa mặc áo dài vàng phong cách Huế, bên trái là áo dài cách tân kiểu Sài Gòn như đang thưởng thức điệu múa, bên phải là các cô mặc áo dài cách tân kiểu Cát Tường ở Hà Nội, đang ngồi chơi đàn. Bức tranh được phác thảo vào năm 1969 – lúc chiến tranh đương loạn lạc, và được hoàn thành vào năm 1989 – khi tư duy nghệ thuật của giới nghệ sĩ đã trở nên chín muồi. Hình ảnh cô gái mặc áo dài trong tranh sơn mài cũng phát triển trong từng đấy năm, mang lại ý nghĩa giao thoa văn hóa – nghệ thuật. 

Không chỉ áo dài hiện đại, mà cả những phiên bản áo dài cổ hơn như áo tứ thân cũng được các họa sĩ đưa vào tranh. Bạn có thể tìm những bức tranh của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, họa sĩ Lê Quốc Lộc…, để thấy đặc điểm này. 

Có thể bạn quan tâm:

Áo dài và tranh sơn mài là sự kết hợp hoàn hảo: một bên là bộ môn nghệ thuật đặc trưng của người Việt, một bên là trang phục truyền thống của đất nước Việt. Rất nhiều khách nước ngoài đã bị hút hồn bởi tranh sơn mài Việt Nam, họ chọn những bức tranh có hình rồng phượng, con trâu, áo dài…, mang về đất nước mình để trưng bày. Nghệ thuật sơn mài và hình ảnh tà áo dài tiếp tục sóng đôi cùng nhau, được phát triển bởi các thương hiệu nội địa, giúp đưa nghệ thuật độc đáo của Việt Nam vươn mình ra quốc tế. 

Nhắc đến những thương hiệu làm tranh sơn mài nổi tiếng, không thể không nhắc đến sơn mài Đông Phương – hiện là Đông Phương Art. 

Đông Phương Art kết nối các họa sĩ, mở phòng trưng bày tranh truyền thống tại Hà Nội. Suốt 12 năm hoạt động, Đông Phương Art thu hút hơn 2 triệu lượt khách du lịch và hàng triệu lượt khách Việt Nam đến xem tranh, là một trong những địa chỉ mua tranh sơn mài nổi tiếng trong lòng du khách quốc tế. “Nàng thơ” trong tranh sơn mài và mỹ nghệ sơn mài của Đông Phương Art, chính là người con gái mặc áo dài thướt tha của Việt Nam. 

III. Những bức tranh sơn mài hiện đại với hình ảnh tà áo dài

Ngày nay, tranh sơn mài đã thoát khỏi khuôn mẫu xưa cũ và ngày càng hòa nhập với xã hội hiện đại. Nếu như trước đây tranh sơn mài chỉ trưng bày ở triển lãm, cung, phủ, đền, đài…, thì ngày nay bất kì công dân Việt Nam nào cũng có thể sở hữu những bức tranh sơn mài cao cấp cho riêng mình.

Chất liệu trong tranh cũng cập nhật hơn so với trước. Các nghệ nhân không chỉ giới hạn chất liệu vỏ trai, cây sơn, bột chu sa…, mà còn kết hợp thêm chất liệu vỏ trứng vịt, lá vàng, lá bạc,… 

Tranh sơn mài cẩn trứng hai cô gái áo dài của Đông Phương Art
Tranh cẩn trứng hai cô gái áo dài của Đông Phương Art
Tranh cẩn trứng cô gái mặc áo dài ôm cặp, Đông Phương Art
Tranh cẩn trứng cô gái mặc áo dài ôm cặp, Đông Phương Art
Tranh khảm vỏ trai hai cô gái mặc áo dài, Đông Phương Art
Tranh khảm vỏ trai hai cô gái mặc áo dài, Đông Phương Art

Tại showroom của Đông Phương Art đang trưng bày hơn 500 bức tranh sơn mài nhiều chủ đề, phù hợp với không gian sống hiện đại của người Việt. Mời bạn ghé thăm showroom của Đông Phương tại Tòa nhà A2, ngõ 118 – Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội, để ngắm thêm các tuyệt tác sơn mài nhé!

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.