Sự khác biệt trong quy trình làm tranh sơn mài và tranh sơn dầu

Quy trình làm tranh sơn mài và tranh sơn dầu luôn có sự khác biệt, tuy nhiên điều này thật lạ lẫm đối với người mới tiếp xúc với nghệ thuật chơi tranh. Rất nhiều khách hàng đến với Đông Phương luôn hỏi về sự khác biệt của hai dòng tranh tuyệt vời ấy. Để giúp bạn thêm hiểu về tranh, Đông Phương mời bạn cùng đọc bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!

I. Thế nào là tranh sơn mài và tranh sơn dầu?

1. Tranh sơn mài

Tranh sơn mài là dòng tranh truyền thống của Việt Nam, được hình thành từ đầu thập niên 30 của thế kỷ XX. Kỹ thuật sơn mài được phát triển từ nghề sơn ta. Ngoài các chất liệu truyền thống làm vóc, kỹ thuật mài chính là điểm độc đáo, tạo nên đặc trưng của nghệ thuật tranh sơn mài.

Tranh sơn mài là nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam

Tranh sơn mài là những tác phẩm được họa sĩ vẽ bằng sơn ta rồi mài, đánh bóng nhiều lần để đạt được các hiệu ứng nghệ thuật như mong muốn. Đây là một trong những dòng tranh khó và có tính ngẫu nhiên. Do vậy người nghệ nhân thực hiện phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.

Xem thêm bài viết tương tự:

2. Tranh sơn dầu

Ra đời từ thế kỷ XI, tranh sơn dầu giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử mỹ thuật thế giới. Đây là loại họa phẩm được làm từ Pigment – sắc tố. Hiểu đơn giản, tranh sơn dầu là tranh được làm từ chất liệu bột khô kết hợp với một số loại dầu như dầu cây rum, dầu cù túc, dầu lanh… Ở đây, người họa sĩ cần có kỹ thuật tốt để pha trộn sắc tố phù hợp.

Nếu như tranh sơn mài mang đậm hơi thở của truyền thống, mang tính đặc trưng của nghệ thuật Việt, thì tranh sơn dầu lại là phương pháp phổ biến từ thời kỳ Phục Hưng, mang xu hướng Châu Âu cổ điển. Không chỉ khác ở chất liệu, phong cách, quy trình làm tranh sơn mài và tranh sơn dầu cũng có nhiều sự khác biệt. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể thông tin trong phần tiếp đây.

II. Quy trình làm tranh

1. Quy trình làm tranh sơn dầu

Người họa sĩ cần trải qua 4 bước để hoàn thiện một tác phẩm tranh sơn dầu. Nguồn ảnh: https://www.winsornewton.com/

Để hoàn thiện một bức tranh sơn dầu, người họa sĩ cần trải qua 4 bước cơ bản. Cụ thể:

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ để vẽ tranh sơn dầu: sơn dầu, khung gỗ và bút lông…

Họa sĩ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trước khi hạ bút. Khung giỗ chuẩn kích cỡ yêu cầu, bút lông đa hình dạng, công năng để có nét vẽ chuẩn chỉ. Đặc biệt là màu sơn. Không chỉ ảnh hưởng đến hiệu ứng, cảm xúc người xem, thời gian của tranh cũng phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn màu sơn của người thợ.

Bước 2. Chuẩn bị phối hợp với các dụng cụ: dựng khung, chọn vải, căng vải

Sau khi chuẩn bị xong dụng cụ, họa sĩ vẽ bắt tay lựa chọn vải vẽ chuyên dụng. Thường là chất vải cotton canvas phù hợp với chất liệu sơn dầu. Do có độ bền và độ cao giãn tốt nên suốt thời gian dài vẽ và căng trang sẽ không bị ảnh hưởng.

Vải sẽ được căng lên Chassis và được lót bằng lớp Gel Gesso Titan. Chất liệu Gel này không chứa axit, bền vững và không bị biến dạng ở các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khác nhau.

Bước 3. Vẽ

Bước sang công đoạn này, người nghệ sĩ thực hiện vẽ ý tưởng của mình lên vải. Các thao tác cụ thể thường diễn ra như sau:

  • Phác họa ý tưởng của tác phẩm
  • Thực hiện vẽ tràn tổng thể các lớp sơn màu lần đầu
  • Vẽ các đối tượng và nhân vật chính của tác phẩm
  • Vẽ thêm, đặc tả các chi tiết hình ảnh quan trọng
  • Tinh chỉnh lại các chi tiết đã vẽ để hoàn thiện công đoạn vẽ tranh

Bước 4. Đợi khô và phủ bóng bảo vệ bề mặt (Art Coating)

Để tác phẩm được bền, người nghệ sĩ sẽ đợi bức tranh khô hẳn sơn để tiến hành phủ bóng lên bề mặt.

Từ quá trình chuẩn bị, vẽ đến phủ bóng, họa sĩ cần thời gian lên đến hàng tuần để hoàn thiện. So với các dòng tranh khác, thời gian hoàn thiện một bức tranh sơn dầu không phải quá dài.

2. Quy trình làm tranh sơn mài

Quy trình làm tranh sơn mài có thể lên đến 20 bước. Mỗi bước đều rất phức tạp, đòi hỏi những kỹ thuật cao và cần sự tỉ mỉ của người nghệ sĩ.

Quy trình làm tranh sơn mài có thể lên đến hơn 20 bước, lớn hơn rất nhiều so với tranh sơn dầu

Về cơ bản, bất kỳ một kiệt tác sơn mài nào đều trải qua 3 công đoạn chính bao gồm:

1. Công đoạn 1: Làm vóc

Do được chế tác hoàn toàn thủ công nên công đoạn làm vóc – chuẩn bị gỗ quyết định độ bền và vẻ đẹp của tác phẩm sơn mài. Làm vóc không đơn giản là chọn gỗ, nó cần sự tinh tế, ánh mắt sắc sảo và cảm nhận của người họa sĩ. Công đoạn làm vóc có thể trải qua từ 8 đến 10 bước, để đảm bảo tấm vóc chắc chắn và không thấm nước.

2. Công đoạn 2: Trang trí

Ở công đoạn trang trí, mỗi kỹ thuật thể hiện tranh sơn mài sẽ có các bước khác nhau. Ví dụ:

  • Với tranh sơn mài khảm trai: Người nghệ sĩ có thể thực hiện thêm 10-12 bước trang trí bao gồm phác hình sau khi làm vóc, vẽ họa tiết lên vỏ trai, ép phẳng vỏ trai lên bề mặt gỗ, kéo sơn đầy bề mặt khảm trai, chạm khắc,…
  • Với tranh sơn mài vẽ tay: Người nghệ sĩ thực hiện 8-10 bước trang trí kết hợp với kéo sơn để bảo quản bức tranh, tạo nên chiều sâu đặc biệt cho tác phẩm sơn mài.

3. Công đoạn 3. Mài, đánh bóng

Ở công đoạn này, người thợ cần khéo léo mài, đánh bóng thêm 4-5 lớp để tranh có độ mịn, bóng hoàn hảo nhất.

Với rất nhiều bước như trên, tổng thời gian hoàn thiện một bức tranh sơn mài phải lên đến hàng tháng trời. Với các tác phẩm kết hợp cả kỹ thuật vẽ – cẩn trứng và cẩn trai thì thời gian còn có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, độ bền của tác phẩm có lên đến hàng chục năm thậm chí đến trăm năm.

III. Nên lựa chọn loại tranh nào để làm quà tặng?

Mỗi loại tranh đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu bạn đang phân vân giữa chọn tranh sơn dầu và tranh sơn mài làm quà tặng, bạn có thể tham khảo một số ưu, nhược điểm của hai dòng tranh này được liệt kê sau đây:

– Tranh sơn dầu:

  • Ưu điểm: Mẫu mã của tranh sơn dầu tương đối đa dạng. Giá thành tranh cũng thấp hơn so với sơn mài.
  • Nhược điểm: Tuy nhiên, sản phẩm lại rất dễ mốc trong điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam. Điều kiện bảo quản tranh phải khô ráo, thoáng khí. Nếu bị mốc phải xử lý bằng các phương pháp chuyên nghiệp. Chi phí mua tranh không cao nhưng để bảo quản thì lại cực tốn kém.

– Tranh sơn mài:

  • Ưu điểm: Tranh sơn mài rất dễ bảo quản do là tranh trên gỗ và đã được mài nhiều lớp. Đối với tranh sơn mài tại Đông Phương Art, từng tác phẩm được gia công rất cẩn thận (>20 bước) nên loại bỏ nguy cơ ẩm mốc, mối mọt. Bạn chỉ cần lau để tránh bụi bẩn bám là có thể trưng bày rất lâu. Đặc biệt, mỗi tác phẩm sơn mài đều thể hiện niềm tự hào về giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Với người Việt, việc nhận được món quà như vậy mang ý nghĩa rất lớn.
  • Nhược điểm: Do được làm tỉ mỉ, công phu nên giá thành của tranh sơn mài thường cao hơn sơn dầu. Tuy nhiên so về độ bền, giá trị nghệ thuật truyền thống thì nó hoàn toàn xứng đáng.

Một số tác phẩm tranh sơn mài được làm theo phương pháp truyền thống tại Đông Phương Art:

Dù quy trình làm tranh sơn mài và tranh sơn dầu khác nhau, dù hai dòng tranh này đại diện cho hai dòng sản phẩm khác nhau, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận tính nghệ thật sâu sắc mà mỗi bức tranh mang lại. Mong rằng tâm huyết của người nghệ sĩ sẽ chạm được trái tim bạn, và bạn sẽ cảm nhận được tất cả tình yêu cùng những đam mê mà nghệ nhân chúng tôi thổi hồn vào từng tác phẩm.

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.