03 điều tạo nên giá trị của tranh sơn mài

Để tạo nên một bức tranh sơn mài hoàn chỉnh, người nghệ nhân phải đầu tư rất nhiều tâm huyết. Từng công đoạn đều vô cùng tỉ mỉ và công phu. Giá trị của của tranh sơn mài cao không chỉ ở nguyên liệu mà còn bởi tâm sức của người thợ sáng tạo nên nó.

I. Công đoạn sản xuất cầu kì

Sơn mài là một dòng tranh truyền thống. Do được lưu truyền qua nhiều thời kỳ nên quá trình làm ra tác phẩm này cũng có nhiều biến đổi theo từng cá nhân hay gia đình.

Để sản xuất ra một bức tranh sơn mài, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nghệ nhân với nhiều công đoạn tỉ mỉ
Để sản xuất ra một bức tranh sơn mài, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nghệ nhân với nhiều công đoạn tỉ mỉ

Tuy nhiên, dựa trên những nguyên lý chung, một tác phẩm nghệ thuật sơn mài hoàn chỉnh sẽ trải qua 3 công đoạn lớn bao gồm:

Công đoạn 1: Làm vóc (chuẩn bị gỗ)

Ở công đoạn làm vóc hay tạo vóc cho tranh sơn mài bao gồm rất nhiều công đoạn nhỏ. Theo chia sẻ của nghệ nhân sơn mài Đông Phương Art, công đoạn làm vóc của tác phẩm sơn mài thường sẽ trải qua các bước:

  • Làm mộc: Tạo hình ban đầu cho sản phẩm sơn mài từ nguyên liệu gỗ tự nhiên. Loại gỗ làm vóc được lựa chọn tỉ mỉ để hạn chế cong vênh, mối mọt.
  • Chống thấm, chống ẩm mốc cho cốt gỗ: Người nghệ nhân sẽ dùng một công cụ quét sơn chuyên dụng bằng thép, tỉ mỉ phủ lên mọi bề mặt, góc cạnh của cốt gỗ một lớp keo chống thấm. 
  • Hom: Bọc cốt gỗ bằng vải xô, và quét sơn khắp bề mặt. Sau mỗi lớp sơn cần để khô tự nhiên trong 2-3 ngày. Khi sơn khô mới đem ra chà nhám bề mặt. Rồi lại hom thêm 4 nước tương tự. 
  • Lót gỗ: Tấm vóc gỗ đã hom đủ 5 nước, sau đó người nghệ nhân lại quét đều lên bề mặt một lớp sơn pha loãng. Mỗi lớp sơn cần để khô tự nhiên thêm 2 ngày. Đợi sơn khô rồi đem xuống nước mài bằng giấy nhám. 

Các bước trên được lặp đi lặp lại đến hơn 10 lần để cốt gỗ đạt tới chất lượng hoàn hảo nhất. Một tấm vóc tốt thì tác phẩm cuối cùng mới có độ bền cao. 

Công đoạn 2: Trang trí

Sau khi tạo vóc, người thợ sẽ bắt tay vào công đoạn trang trí. Nếu là tranh sơn mài vẽ tay, nghệ nhân phải trải qua 5-7 bước. Với những tác phẩm sơn mài cẩn trứng hay khảm trai, người thợ phải trải qua 10-12 bước trang trí.

Công đoạn trang trí cần sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ
Công đoạn trang trí cần sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ

Về cơ bản, họa sĩ sẽ dùng phấn trắng để phác thảo tác phẩm lên tấm vóc trước. Sau đó, họ sẽ sử dụng sơn chín để tạo nét cho tác phẩm. Tùy vào ý tưởng của từng nghệ nhân, một lớp nền kết dính vỏ trứng, khảm trai tốt nhất sẽ được tạo nên. Qua bàn tay điêu luyện của người thợ, tác phẩm sơn mài cơ bản hoàn thiện. Tiếp đó là các bước bảo vệ màu sắc và các chi tiết bên trong tranh bằng các lớp sơn.

Công đoạn 3: Mài, đánh bóng

Đây chính là công đoạn tạo nên linh hồn của một bức tranh sơn mài. Người nghệ nhân sử dụng nước và giấy ráp, mài cắt từ trên xuống tận dưới gốc. Việc mài, đánh bóng được lặp lại từ 4-5 lần liên tục. Công đoạn đòi hỏi độ khó cực cao.

Để hoàn thiện một bức tranh sơn mài, người thợ có thể phải thực hiện lên đến 20 bước. Điều này khác hẳn với các các loại tranh sơn dầu hay Canvas chỉ cần vài bước. Giá trị của tranh sơn mài bởi vậy mà cao hơn gấp nhiều lần.

II. Tay nghề người nghệ nhân tạo nên giá trị tranh sơn mài

Điều khiến nhiều người yêu thích ở tranh sơn mài là mỗi công đoạn sản xuất ra tác phẩm rất phức tạp, công phu. Do đó, bộ môn nghệ thuật này cần người nghệ nhân có tay nghề cao thực hiện. Đơn cử như ở bước mài, đánh bóng: Nếu mài quá tay có thể làm mất lớp sơn; nếu mài chưa tới thì lớp sơn có thể bị tách ra, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bức tranh. Người nghệ nhân càng khéo léo, càng khiến bức tranh đẹp và bền hơn.  

Giá trị của tranh sơn mài do tay nghề của người nghệ nhân tạo nên
Giá trị của tranh sơn mài do tay nghề của người nghệ nhân tạo nên

Bên cạnh tay nghề cao, để cho ra đời một kiệt tác sơn mài hoàn mỹ còn đòi hỏi sự cầu toàn của nghệ nhân. Người thợ làm cần đặt cái tâm, cái tài của mình vào từng công đoạn. Mỗi bước dù đơn giản nhất cũng cần phải thực hiện chỉn chu, nâng niu.

III. Tranh sơn mài truyền thống chủ yếu sản xuất thủ công

Các tác phẩm tranh sơn mài truyền thống luôn được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật dù trải qua nhiều thập kỷ. Tuy hiện nay các xưởng tranh có thể sử dụng máy móc để thay thế các công đoạn sản xuất, song máy móc chỉ giúp bảo đảm độ tinh xảo chứ không giữ được cái hồn cái cốt – chính là điều tạo nên giá trị của tranh sơn mài. 

Các công đoạn làm tranh sơn mài đều được làm thủ công. Người nghệ nhân tỉ mẩn thực hiện từng công đoạn làm tranh với đam mê mãnh liệt dành cho nghề. Ở mỗi tác phẩm, người đam mê tranh sơn mài đều có thể thấy lấp lánh tình yêu, sự say mê của người nghệ sĩ từ vóc đến sơn, từ nét vẽ đến màu xà cừ.

Một trong những thương hiệu chuyên về tranh và mỹ nghệ sơn mài truyền thống là Đông Phương Art. Các tác phẩm tại Đông Phương đều thực hiện thủ công 100%. Mỗi bức tranh đều có điểm khác biệt lại chứa đựng tâm hồn, sự say mê của nghệ nhân trong từng thời điểm khác nhau. Đó là tác phẩm duy nhất, là độc bản.

Xin mời bạn cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm sơn mài độc bản tại showroom online của chúng tôi:

Giá trị của tranh sơn mài được tạo nên từ ba điểm đặc biệt như vậy đó. Dù trong thời đại ngày càng phát triển, xã hội càng lúc càng công nghiệp hóa, thì những tác phẩm thủ công làm từ đam mê vẫn luôn khẳng định được vị trí vô giá của mình. Không gì khác, ngoài tình yêu, là thứ thổi hồn cho từng tác phẩm – điều mà không một loại máy móc nào có thể làm được. 

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.