Bị sơn ăn – Lý do không phải ai cũng dám dấn thân với nghệ thuật sơn mài

Mỗi sản phẩm sơn mài không chỉ được tạo ra từ đôi bàn tay, sự khéo léo mà còn là tâm huyết của người nghệ nhân làm ra chúng. Đó là thành quả của sự nỗ lực. Đôi khi, đó còn là sự đánh đổi. Các nghệ nhân thường xuyên gặp “tai nạn” nghề nghiệp như sưng mắt, dị ứng hay lở loét… khi bị sơn ăn. Đây cũng là lý do không phải ai cũng dám dấn thân với nghệ thuật sơn mài. Sáng tác sơn mài, vì thế, là sự thăng hoa của cảm xúc, và còn có cả sự hi sinh.

I. Sơn mài trong dòng chảy nghệ thuật của hội họa Việt Nam

Tranh sơn mài nói riêng về nghệ thuật sơn mài nói chung là thành quả của sự tìm tòi, phát triển kỹ thuật của nghề sơn truyền thống. Những vết tích của sơn mài được tìm thấy cách đây hàng trăm năm TCN.

Theo nguồn tài liệu cổ, từ thời nhà Đinh, người Việt đã biết sử dụng mủ cây sơn để trét thuyền. Qua các triều đại Lê, Lý, Trần, nhiều cổ vật, pho tượng gỗ hay đất được sơn son thếp vàng vẫn được lưu giữ. Người xưa đã sử dụng nhựa sơn phủ lên các vật dụng, đồ thờ bằng gỗ hay gốm như hướng án, câu đối, hoành phi, bát đĩa…Sau đó, sơn mài phát triển dần sang tranh trang trí, được vẽ thêm những đường nét, hoa văn để tạo điểm nhấn cho sản phẩm.

Đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, các họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương đã đem đến cải tiến về mặt kỹ thuật và chất liệu cho sơn mài. Cụ thể, họ đã phát hiện ra các vật liệu màu từ những vật liệu gần gũi như trứng, tre, vỏ ốc…kết hợp với kỹ thuật sơn mài vốn có, tạo nên những kiệt tác tranh được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Cũng từ đây, khái niệm sơn mài dần phổ biến, khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy nghệ thuật hiện đại.

Đến những năm 90, sơn mài có thêm nhiều nét đột phá, tạo nên một diện mạo mới. Bên cạnh những kỹ thuật truyền thống, các nghệ nhân, họa sĩ thời kỳ này thiên về sử dụng bút pháp – đặc trưng của tranh sơn dầu, đem đến giá trị nghệ thuật cao cho sản phẩm sơn mài Việt Nam.

Bức tranh sơn mài “Những cô gái và mùa xuân”, kích thước 100x150cm tại Gallery của Đông Phương Art
Bức tranh sơn mài “Những cô gái và mùa xuân”, kích thước 100x150cm tại Gallery của Đông Phương Art

II. Nghề sơn mài – quá trình sáng tạo lắm nhọc nhằn, gian khó, dễ bị sơn ăn tay

Chẳng rực rỡ như sơn dầu, cũng không mềm mại như tranh lụa, những tác phẩm sơn mài khẳng định vị trí với nét đặc trưng độc đáo riêng. Bức tranh sơn mài được tạo nên từ tính duy mỹ, đam mê nghệ thuật và cả sự nỗ lực của người nghệ nhân. Thông thường, để tạo nên một bức tranh sơn mài phải mất thời gian từ vài tháng đến một năm, với nhiều công đoạn và kỹ thuật cầu kỳ, đòi hỏi sự kiên trì của người nghệ nhân. Vì thế, nhiều người nhận định rằng: Nghề sơn mài là quá trình sáng tạo lắm nhọc nhằn.

Về cơ bản, các công đoạn cần thực hiện như sau:

1. Bó hom vóc (cốt vóc) được thực hiện rất dày công

Công đoạn này nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi mối mọt, co ngót hay những ảnh hưởng xấu từ môi trường. Quy trình này được thực hiện khá dày công với nhiều công đoạn tỉ mỉ và phức tạp. Người thợ sẽ sử dụng đất phù sa (có thể dùng bột đá) giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít vào các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy hoặc vải màn.

Tiếp đó, người ta phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau khi để gỗ khô, người thợ mới tiếp tục hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Tiếp xúc với sơn ta lâu ngày, người thợ có thể bị sơn ăn dẫn đến tróc da. Mặc dù vậy, thợ sơn mài vẫn mặc những vết thương sơn ăn mà hom, lót cho đủ bước. Tấm vóc càng được xử lý cẩn thận thì tuổi thọ của sơn mài càng cao.

2. Quá trình trang trí – sự chắt lọc tinh thần sáng tạo của người nghệ nhân

Nếu tạo cốt vóc là việc đảm bảo chất lượng cho tác phẩm sơn mài thì trang trí là cả một quá trình “thai nghén”, tìm tòi và sáng tạo của người nghệ nhân. Bằng ý tưởng phong phú và bàn tay khéo léo của mình, các nghệ nhân sơn mài sẽ trang trí cho tác phẩm, tạo ra phép màu sơn mài dưới từng nét vẽ.

Những họa tiết được sử dụng để trang trí rất đa dạng, từ phong cảnh thiên nhiên đến tích xưa, họa tiết phong thủy cho đến các xu hướng trang trí hiện đại….như tĩnh vật hay siêu thực, viễn tưởng…

3. Đánh bóng – yếu tố cốt lõi tạo nên thành công tác phẩm sơn mài


Video đánh bóng sơn mài thủ công

Sau khi hoàn thiện khâu tạo hình, người thợ bắt đầu thực hiện công đoạn đánh bóng. Kỹ thuật này tạo nên độ sâu cho sản phẩm, cũng được xem là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của một tác phẩm sơn mài.

III. Bị sơn ăn – Lý do không phải ai cũng dám dấn thân với nghệ thuật sơn mài

Dấn thân vào nghề sơn mài, người nghệ nhân, người họa sĩ cũng cần thật nhiều đam mê. Để tạo nên tác phẩm sơn mài, nghệ nhân cần có cả “chất nghệ” và “chất thợ”, cần cả vốn kiến thức về chất liệu. Khi vẽ sơn dầu, họa sĩ có thể lưu cảm xúc rất nhanh. Xong với sơ mài, cần rất nhiều công đoạn để hoàn thiện. Sơn mài khiến người ta phải kiên trì chờ đợi, thậm chí nếu các bước sơn vẽ không cẩn thận có thể gây tâm lý thất vọng. Và khi đó, người nghệ nhân phải thực hiện toàn bộ các công đoạn lại từ đầu. Đây cũng là vấn đề gây trở ngại cho những nghệ sĩ trẻ.

Sáng tạo sơn mài cũng  là “sự đánh đổi”. Để tạo nên bức tranh sơn mài là một điều gian khó mà không phải ai cũng dám đối mặt. Các họa sĩ thường xuyên gặp tai nạn khi sáng tác như sưng mắt, dị ứng, thậm chí tay bị lở loét… Nhiều họa sĩ sơn mài phải thừa nhận, dấn thân vào sáng tác sơn mài là một việc làm đầy nhọc nhằn.

Theo chia sẻ của họa sĩ Lê Anh Cẩn, anh từng phải nhập viện điều trị hơn một tháng do bị phù sơn khi sáng tác sơn mài.

“Tôi từng bị phù sơn nhiều lần, lở loét khắp da và ngứa ngáy rất khó chịu, rất lâu lành. Thêm vào thời tiết không phù hợp để vẽ sơn ta, nên giờ đây tôi chuyển sang sử dụng chất liệu sơn công nghiệp.”

Nữ họa sĩ Nguyễn Hiền chia sẻ, mặc dù đã 15 năm trong nghề, xong chị vẫn thường xuyên bị mẩn đỏ như trẻ mọc kê, ngứa và nóng trong người, nhất là ở mắt, miệng.

Cây sơn ta có tên khoa học là Rhus succedaneum, nổi tiếng là loại cây có độc tố mạnh. Chứng dị ứng khi tiếp xúc với loại cây này được gọi là “bị sơn ăn”

Trên thực tế, dị ứng sơn mài là do chất laccol trong câu sơn gây kích thích dị ứng mạnh với da. Phản ứng dị ứng thường gặp là ngứa ngáy, sưng tấy, nóng rát vùng tiếp xúc hay mịn chảy dịch…

Nghiêm trọng hơn, nếu gãi khi phát ban, vi khuẩn dưới móng tay có thể làm ca bị nhiễm trùng… dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, nếu hít phải khói cây sẽ gây tình trạng kích ứng phổi, có thể dẫn đến tử vong.

Hiểu được nỗi nhọc nhằn của người nghệ nhân trong quá trình sáng tạo tác phẩm sơn mài, một số thương hiệu sơn mài lớn như Đông Phương Art dần thay thế sơn ta bằng một số loại sơn nhập khẩu cao cấp. Việc sử dụng loại sơn này giúp hạn chế tác dụng phụ của sơn ta lên sức khỏe người nghệ nhân. Đồng thời, nâng cao chất lượng sơn, đem đến màu sắc bắt mắt và có độ bền cao cho sản phẩm.

Qua phần tìm hiểu trên, có thể thấy, việc hoàn thiện một tác phẩm hơn mài rất kỳ công. Để có bức tranh đẹp, bên cạnh tinh thần, cảm xúc, ý tưởng, người nghệ nhân cần phải vượt qua nỗi nhọc nhằn khi sử dụng chất liệu – bị sơn ăn. Mặc dù vậy, mỗi tác phẩm sơn mài lại mang một cái “chất” riêng. Sự độc đáo không chỉ toát lên từ vẻ đẹp thẩm mỹ, mà còn từ lòng hi sinh vì nghệ thuật của người sáng tạo.

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.