So sánh các nguyên liệu bạc dùng trong sản phẩm sơn mài

Để tạo nên một sản phẩm sơn mài hoàn chỉnh, ngoài kỹ thuật công phu của người thợ, nguyên liệu thực hiện cũng vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến thời gian tồn tại, giá trị thực tế của tác phẩm. Trong đó, bạc là chất liệu nổi bật được sử dụng trong trong sơn mài truyền thống. Người nghệ nhân sử dụng chất liệu quý giá này để tô điểm, tạo điểm nhấn ấn tượng cho một bức tranh sơn mài, sản phẩm sơn mài.

I. Bạc – chất liệu nổi bật của tranh sơn mài truyền thống

Hầu hết các sản phẩm sơn mài, tranh sơn mài truyền thống đều chỉ giới hạn ở các màu nền đen, đỏ sen, nâu cánh gián. Sự đơn điệu dễ dàng chinh phục người đam mê nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, để sản phẩm trở nên ấn tượng và đắt giá hơn, người nghệ nhân kết hợp các hoạ tiết bạc, vàng trên dòng tranh này.

Bạc là chất liệu nổi bật của tranh sơn mài truyền thống. Trong hình là bức Đào Cò của Đông Phương Art
Bạc là chất liệu nổi bật của tranh sơn mài truyền thống. Trong hình là bức Đào Cò của Đông Phương Art

Vốn là những nguyên liệu quý giá, vàng hay bạc lại được họa sĩ sơn mài sử dụng trong đa số các tác phẩm của mình. Ngoài giá trị vật chất, chất liệu bạc làm tăng giá trị thẩm mỹ, tạo ra sự lôi cuốn riêng cho từng tác phẩm dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân sơn mài.  

Theo các nghệ nhân làng nghề, việc sử dụng bạc, vàng trong sơn mài có thể coi là một sự kế thừa và phát triển của nghệ thuật truyền thống. Trước khi tranh sơn mài thực thụ ra đời vào đầu thập niên 1930, người ta biết đến sơn mài qua các bức tranh son thếp vàng, bạc ở đình chùa lớn. Kỹ thuật làm tranh son thếp vàng, bạc này xuất phát từ nghề sơn ta có từ thời văn hóa Đông Sơn khoảng 2000 năm trước. 

Tranh sơn mài đắt một phần đến từ nguyên liệu thô, cụ thể là chất liệu gỗ được sử dụng để làm vóc và sơn trên bề mặt gỗ. Với các tác phẩm sử dụng chất liệu bạc, giá trị thực tế lại càng cao hơn do đây là một hợp kim quý hiếm, có quá trình khai thác phức tạp. Bởi vậy, dù bạc chỉ được kết hợp trong một số chi tiết song ở nhiều tác phẩm đây lại là phần đắt giá nhất.

Để khảm những hoạ tiết bạc lên sản phẩm, người họa sĩ cần thực hiện quy trình làm sơn mài hơn 20 bước. Quy trình này thường diễn ra như sau:

  • Trước hết là chuẩn bị vóc 
  • Sau khi sơn, người nghệ nhân dán, gắn lên các chất liệu thể hiện (bạc).
  • Tiếp đến là qua nhiều lớp phủ sơn, mài phẳng.  

Chính sự kết hợp này đem lại sự hài hòa, tạo hiệu ứng nhằm tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của nguyên liệu. Màu sắc ánh kim của bạc giúp sản phẩm sơn mài dễ dàng hút mắt người xem.

II. Các nguyên liệu bạc dùng trong sản phẩm sơn mài – chúng có gì khác biệt?

Nguyên liệu bạc được sử dụng trong sơn mài rất đa dạng. Tùy thuộc vào hiệu ứng mong muốn, giá trị của từng sản phẩm sơn mài mà người nghệ nhân sẽ có những lựa chọn phù hợp. Bạn đọc có thể tìm hiểu về các nguyên liệu bạc được dùng phổ biến trong sản phẩm sơn mài trong nội dung sau đây.

1. Bạc thếp (lá bạc)

Bạc thếp là nguyên liệu bạc đã được thợ kim hoàn sử dụng kỹ thuật để dát thành lớp rất mỏng. Loại bạc được sử dụng rất phổ biến trong trang trí bởi:

  • Bám rất chặt vào mặt gỗ (chất liệu làm vóc chủ yếu của sơn mài)
  • Bạc dát mỏng có mài ánh bạc bắt mắt tự nhiên, nhìn sang trọng.
Nguyên liệu bạc được kết hợp khéo léo trong các tác phẩm nghệ thuật sơn mài. Trong ảnh là bức Trúc đào của Đông Phương Art
Nguyên liệu bạc được kết hợp khéo léo trong các tác phẩm nghệ thuật sơn mài. Trong ảnh là bức Trúc đào của Đông Phương Art

Bạc thếp về cơ bản là bạc nguyên chất dát mỏng. Đồ bền của nguyên liệu được đảm bảo. So về giá thành, loại bạc này có giá thành bằng thậm chí là hơn rất nhiều lần so với các loại trang sức bằng bạc. Ngoài sử dụng trong các sản phẩm sơn mài, bạc thếp còn được dùng phổ biến trong các đồ dùng thờ phụng.

2. Bạc dán

So về độ kích thước, bạc dán sẽ dày hơn bạc thếp. Về chất lượng, đây là chất liệu bạc đã có sự pha trộn với các nguyên liệu khác (tỷ lệ khoảng 80 -20). Tính thẩm mỹ của loại bạc này cũng không bằng bạc thếp bởi:

  • Không có độ sáng của bạc nguyên chất.
  • Độ bền của bạc dán không cao.

Tuy nhiên, giá thành của bạc dán lại thấp hơn do bạc dán thường kết hợp với các kim loại rẻ tiền hơn. Đi cùng với đó, chất lượng và thời gian tồn tại cũng thấp hơn.

3. Bạc xay (nhũ bạc)

Một số sản phẩm sơn mài sẽ sử dụng bạc xay. Đây là nguyên liệu bạc gần như giữ được nguyên bản so với bạc nguyên chất sau khi khai thác. Loại nguyên liệu này tồn tại 2 nhược điểm về tính thẩm mỹ:

  • Độ sáng so với bạc đã gia công, dát mỏng kém hơn
  • Ứng dụng không đa dạng do có độ bám tương đối kém.
Người nghệ nhân sẽ dựa vào hiệu ứng, giá thành để lựa chọn nguyên liệu bạc. Nguồn ảnh: ysilver.vn
Người nghệ nhân sẽ dựa vào hiệu ứng, giá thành để lựa chọn nguyên liệu bạc. Nguồn ảnh: ysilver.vn

Người thợ sử dụng bạc xay làm chất liệu thể hiện tranh sơn mài cũng cần cực kỳ khéo léo. Nếu không cẩn thận, tổng thể của sản phẩm có thể bị phá hủy. Giá thành của bạc xay thường bằng hoặc thấp hơn đồ trang sức bằng bạc.

4. Bạc dầm

Trong nhiều trường hợp, người nghệ nhân có thể sử dụng chất liệu bạc dầm để thể hiện tranh sơn mài. Tuy không được sử dụng nhiều bằng các nguyên liệu bạc kể trên nhưng đây vẫn là một sản phẩm từ bạc được dùng phổ biến trong sơn mài.

  • Tỷ lệ thành phần bạc nguyên chất trong bạc dầm lên tới khoảng 90%. Phần còn lại là các kim loại khác. Màu sắc sẽ tùy thuộc vào kim loại mà người thợ kết hợp. 
  • So về độ sáng, bạc dầm chắc chắn sẽ không thể so với bạc thếp. Tuy nhiên, màu sắc thể hiện của nó sẽ đa dạng hơn. Người nghệ nhân sơn mài có thể dựa trên màu sắc của tác phẩm để lựa chọn phù hợp.
  • Giá bạc dầm không quá cao do không cần sử dụng kỹ thuật cao. Nếu chi phí của sản phẩm sơn mài không quá cao, màu sắc thể hiện phù hợp thì người họa sĩ sơn mài hoàn toàn có thể cân nhắc.

Mỗi nguyên liệu bạc mang lại một vẻ đẹp và cá tính khác nhau. Nếu yêu thích sự truyền thống, bạn nên dùng bạc thếp. Hiện đại hơn có thể dùng bạc dán hoặc bạc xay. Đa dạng hơn có thể cân nhắc dùng bạc dầm trong sản phẩm sơn mài. Bạn có thể lựa chọn chất liệu thể hiện trên sản phẩm sơn mài của mình tại Đông Phương. Tìm hiểu cụ thể tại đây.

Như vậy, bài viết đã thông tin chi tiết và so sánh các nguyên liệu bạc trong sản phẩm sơn mài. Ánh bạc chìm nổi tạo nên sự kỳ ảo cho tổng thể màu sắc của cả bức tranh sơn mài. Cũng bởi vậy, người nghệ nhân làm nghề từ xưa đến nay luôn kết hợp nguyên liệu quý giá này vào tác phẩm của mình. 

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.