Nghệ thuật sơn mài: Loại hình hội họa – mỹ nghệ kết hợp, đa dạng nguyên liệu bậc nhất

Nghệ thuật sơn mài là một kỹ thuật khó của hội họa, nhưng lại hết sức thú vị. Nghệ thuật sơn mài là sự kết hợp giữa hội họa và mỹ nghệ và của rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Nghệ thuật sơn mài khơi gợi hứng thú, cảm xúc, sức tưởng tượng của mỗi khán giả. 

I. Nghệ thuật sơn mài là sự kết hợp giữa hội họa và mỹ nghệ

Đối với thủ công mỹ nghệ (hay còn được gọi là Handicraft), là các loại hình sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay dưới sự hỗ trợ của công cụ đơn giản, là kết quả từ bàn tay của nghệ nhân thủ công. Chúng phô bày vẻ đẹp của sự khéo léo cùng kỹ thuật truyền thống; chúng không được tạo ra từ quá trình sản xuất máy móc hàng loạt.

Đối với hội họa, con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải,… để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sĩ.

Thật tuyệt vời khi nghệ thuật sơn mài là sự kết hợp giữa hội họa và mỹ nghệ. Chúng bao gồm các nét vẽ, kết hợp với mài tay thủ công, tạo nên một tác phẩm vừa có giá trị trưng bày trang trí, vừa có giá trị sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

II. Nghệ thuật sơn mài là sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu khác nhau

Bàn vẽ của nghệ nhân sơn mài tại Đông Phương Art

Nghệ thuật sơn mài là sự kết hợp đa dạng nguyên liệu bậc nhất. Chính sự đa dạng tạo sự khác biệt, độc đáo và thú vị của nghệ thuật sơn mài. 

1. Các sản phẩm nghệ thuật khác

Thông thường các sản phẩm nghệ thuật khác như mỹ nghệ thường chỉ bao gồm 2-3 nguyên liệu. Chẳng hạn: hộp gỗ được làm từ gỗ, chạm khắc hay sơn màu, lược sừng được làm từ sừng trâu sự đa dạng chỉ đến từ việc thay đổi màu sắc hay hình dáng chứ cũng không kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác, …Ngay cả đến  tranh vẽ một vật liệu phổ biến, dễ sử dụng  cũng chỉ bao gồm: lá vàng/lá bạc, màu, dầu, vóc vẽ kết hợp để tạo sự đa dạng, mới mẻ cho sản phẩm điển hình là tranh acrylic và tranh sơn dầu. 

2. Sản phẩm nghệ thuật sơn mài 

Nghệ thuật sơn mài là sự kết hợp bao gồm: sơn màu, sơn đen, gỗ, lá vàng/lá bạc, vỏ trứng, vỏ xà cừ (trai, ốc,…), màu vẽ, keo. Tất cả kết hợp lại với nhau mới thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Các sản phẩm mỹ nghệ sơn mài đều rất hấp dẫn về màu sắc và đa dạng về nguyên liệu cấu tạo. 

Trong kỹ thuật dán bạc cho tranh sơn mài, nghệ nhân đã sử dụng nguyên liệu bạc rất đa dạng. Tùy thuộc vào hiệu ứng mong muốn, giá trị của từng sản phẩm sơn mài mà người nghệ nhân sẽ có những lựa chọn phù hợp như bạc thếp (lá bạc) – bền và sáng thể hiện sự tinh tế, nâng cao giá trị, hay sử dụng bạc dán, bạc xay (nhũ bạc), bạc dầm. 

Một nguyên liệu đã có sự đa dạng như vậy, nhiều nghệ nhân sơn mài còn kết hợp thếp bạc, cẩn vỏ trứng – vỏ xà cừ trên cùng một tác phẩm. Người nghệ sĩ sẽ dựa vào đặc điểm của từng loại vỏ trứng để phối hợp màu sắc sao cho phù hợp – vỏ trứng gà có sắc trắng vàng sẽ tạo nên gam màu nóng, vỏ trứng vịt có sắc trắng xanh tạo nên gam màu lạnh. Cần sử dụng gam màu đậm hơn, nghệ nhân sẽ thực hiện nướng vỏ trứng để tạo màu. 

Tranh sơn mài Đông Phương Art, kích thước 100×200cm

Tương tự, tranh sơn mài khảm trai là loại tranh sử dụng vỏ của động vật ngành thân mềm để thể hiện như trai, ốc xà cừ hoặc bào ngư chúng là nguyên liệu chính tạo nên vẻ đẹp lung linh rất đặc biệt và tăng tuổi thọ lên cho bức tranh sơn mài. Vẻ đẹp của tranh là vẻ đẹp vĩnh hằng, bảo tồn giá trị nghệ thuật cùng thời gian.

III. Nghệ thuật sơn mài là niềm tự hào của dân tộc Việt

Không nơi đâu có các bước toát sơn, mài bóng như của sơn mài; mỗi tác phẩm sơn mài cần hàng tháng trời để hoàn thiện. Công đoạn cầu kỳ tạo nên tác phẩm cao cấp với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Tình yêu sơn mài thường được truyền đi giữa các làng nghề/giữa các thế hệ nghệ nhân với nhau; sơn mài không chỉ là một nghề truyền thống, mà còn là niềm tự hào dân tộc Việt (cây sơn được trồng ở Phú Thọ, gỗ mít chỉ dùng gỗ mít ta, các công đoạn mài, vẽ chỉ được thực hiện bởi người Việt Nam, những chủ đề trong tranh mang đậm bản sắc làng quê Việt với con trâu, cảnh làm đồng, thổi sáo, áo dài, quăng chài,…).

Nhiều người đã đến các triển lãm sơn mài quốc tế, rồi tìm đến Việt Nam để chứng kiến người nghệ nhân làm sơn mài như Becchetti René – một vị giáo sư người Pháp. Có lần, ông tìm đến Việt Nam với quyết tâm tìm kiếm một bức tranh sơn mài thủ công đúng nghĩa. Đặc biệt bức tranh phải là sản phẩm hoàn toàn thủ công thể hiện được sự tỉ mỉ, kỳ công trong sản xuất để trang hoàng cho phòng khách của mình tại Pháp. 

Tranh sơn mài Đông Phương được treo trong phòng khách theo phong cách cổ điển của BECCHETTI René tại Pháp

Vốn là một vị giáo sư uyên bác, lại đam mê trường phái hội họa tươi sáng, đầy màu sắc, Becchetti René đặc biệt yêu thích những bức tranh thể hiện được chiều sâu, tôn trọng mô hình làng nghề và luôn tin vào sự phát triển trường tồn của sản phẩm thủ công truyền thống. Ông vô cùng hứng thú, chăm chú khi nghe giới thiệu, đặt rất nhiều câu hỏi với thái độ nghiêm túc muốn hiểu kỹ về quá trình sản xuất tranh của Đông Phương. 

Becchetti René hứa chắc chắn sẽ trân trọng bức tranh được Đông Phương Art tư vấn chọn mua, đặt nó vào vị trí đẹp nhất và kể lại cho người thân, bạn bè về một kiệt tác Việt Nam – đẹp bình dị mà không “tầm thường” khi trở lại Pháp. Đúng là một triển lãm không thể hiện được hết cái hay, cái độc đáo của nghệ thuật, mà phải đến tận nguồn cội của sơn mài mới hiểu được. 

Share

Leave a Reply

Your email address will not be published.